Địa Tạng Phi Lai Tự là một trong những ngôi chùa nổi tiếng với vẻ đẹp thanh tịnh tại Hà Nam. Chùa được xây dựng tại một vị trí khá đẹp lưng tựa núi, hai bên là tả Thanh Long hữu Bạch Hổ tạo nên vẻ đẹp uy nghiêm vũng trãi. Tại chùa Địa Tạng không chỉ có lối kiến trúc đặc sắc và có nhiều cổ vật, mà nơi đây còn có khung cảnh làm nức lòng du khách. Cũng chính vì có cảnh đẹp như vậy đã thu hút rất nhiều du khách ghé tới đây vào dịp đầu Xuân.
Dưới đây sẽ là toàn bộ những kinh nghiệm du lịch chùa Địa Tạng Phi Lai Tự Hà Nam, nếu du khách chuẩn bị có chuyến đi tới nơi đây thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!
1,Giới thiệu về chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là một trong những ngôi chùa nổi tiếng trong thời gian gần đây, chùa Địa Tạng tọa lạc tại thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Chùa Địa Tạng có lịch sử hàng ngàn năm, nơi đây còn có rất nhiều các cổ vật mang dấu ấn lịch sử của nước ta. Được xây dựng dưới thời Lý – Trần trải qua bao nhiêu năm tháng chùa đã bị hư hại nhiều cho mãi đến năm 2015 Đại Đức Thích Minh Quang tiếp quản chùa và cho ti sửa lại. Chùa thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát rất linh thiêng trong lịch sử vua Tự Đức đã từng tới chùa để cầu tự và vua Trần Nghệ Tông cũng đã từng chọn nơi đây làm nơi ở ẩn.
2, Hướng dẫn di chuyển tới chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
Hiện nay hệ thống giao thông thuận tiên nên việc đi du trở nên khá dễ dàng, để di chuyển đến chùa Địa Tạng. Nếu du khách di chuyển bằng các phương tiện cá nhân, du khách sẽ xuất phát di chuyển từ Hà Nội đi theo đường QL1A sau đó di chuyển qua thành phố Phủ Lý – Hà Nam rồi tiếp tục di chuyển theo biển chỉ dẫn tới chùa Địa Tạng. Còn nếu du khách di chuyển bằng xe khách, du khách bắt xe ở các bến xe tại Hà Nôij rồi di chuyển về thành phố Phủ Lý sau đó bắt xe ôm, taxi di chuyển tới chùa Địa Tạng Phi Lai Tự.
3, Du lịch Địa Tạng Phi Lai Tự 2 ngày 1 đêm có gì hấp dẫn?
Chùa Địa Tạng được xây dựng, tu sửa trên nền ngôi chùa cổ hàng ngàn năm, tuy đã được tu bổ sửa chữa những nơi đây vẫn giữ được những nét giá trị cổ kính khiến du khách say đắm khi tới chùa Địa Tạng.
– Không gian thanh tịnh tại chùa Địa Tạng: Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự sở hữu những phong cảnh sơn thủy hữu tình lối kiến trúc cổ kính uy nghiêm. Trong khuôn viên chùa có một ao sen nhỏ cùng với đó là những vườn rau, thảo dược. Toàn bộ khuôn viên chùa như đang ẩn mình dưới chân núi hùng vĩ này. Và đặc biệt nhất tại chùa Địa Tạng đó chính là 12 vòng tròn được vẽ trên sỏi đá, tượng trưng cho 12 vòng dân duyên của của con người. Bên cạnh 12 vòng nhân duyên đó chính là biển khổ sỏi trắng, biểu tượng cho sự tinh khôi thanh thoát của lòng người.
– Kiến trúc độc đáo tại chùa Địa Tạng Phi Lai Tự: Mặc dù được tu sửa lại những chùa Địa Tạng vẫn giữ được những nét kiến trúc độc đáo từ thời Lý – Trần. Tại nơi khi xây tu bổ xây dựng lại chùa đã tìm thấy rất nhiều các viên gạch ngói có hình bông sen, rồng, chim, công phượng,… Những nét kiến trúc được kết hợp rất hài hòa với thiên nhiên nơi đây nên càng trở nên đặc sắc và cuốn hút hơn. Trên đỉnh Phi Lai còn có Tháp Phổ Đồng, đây cũng chính là nơi an nghỉ của 40 đời tổ sư.
4, Thưởng thức những đặc sản khi tới Địa Tạng Phi Lai Tự
Mỗi một địa danh, vùng miền đều có những đặc sản mang những nét đặc trưng của vùng miền. Hà Nam cũng vậy có những đặc sản mà du khách nhất định không đc bỏ qua khi tới du xuân Địa Tạng Phi Lai Tự Nhé!
+ Mắm cáy Bình Lục: Bình Lục là một làng nghề chuyên làm mắm cáy truyền thống với quy mô lớn. Để chế biến được một hũ mắm cáy cần rất kỳ công, từ việc chọn nguyên liệu kỹ từng con cáy sau đó lột yếm rồi đem đi giã, say sao cho thật nhuyễn rồi trộn với muối rồi cho vào hũ và bịt chặt nắp chặt, đem chôn dưới đất ủ. Khi mắm cáy nhừ rồi mới đem ra dùng, mắm cáy có thể dùng để ăn với các loại rau củ quả luộc sẽ rất thơm ngon và béo ngậy.
+ Bánh đa Kiện Khê: Kiện Khê là một thị trấn nhỏ thuộc huyện Thanh Liêm – Hà Nam nơi đây nổi tiếng với nghề làm bánh đa. Bánh đa Kiện Khê là bánh đa khô trên bề mặt được tráng bằng lạc, vừng hay dừa. Khi nướng lên thưởng thức sẽ có vị rất thơm và bùi rất thích hợp là một món để du khách ngồi nhậu lại dai.
+ Rau sắng ba Sao: Đây là một món đặc sản dân dã tại Hà Nam, rau sắng thường mọc trên những núi đá vôi có màu xanh mướt. Thường được sử dùng để chế biến kết hợp với các thực phẩm khác để chế biến ra các món ăn có mùi vị khác nhau. Đặc biệt hơn nữa đó chính là các bộ phận: lá non, hoa, quả, ngọt đều có thể ăn được.
5, Lịch trình du lịch Địa Tạng Phi Lai Tự 2 ngày 1 đêm
Địa Tạng Phi Lai Tự cách Hà Nội không xa lắm phù hợp với di chuyển trong ngày, nếu du khách muốn đi chùa Địa Tạng 2 ngày 1 đêm thì du khách có thể tham khảo lịch trình dưới đây:
Ngày 1: Hà Nội – Địa Tạng Phi Lai Tự – Ninh Bình
Sáng: Du khách xuất phát từ Hà Nội di chuyển tới chùa Địa Tạng Phi Lai Tự, trên đường đi xe dừng nghỉ cho du khách nghỉ ngơi tự do ăn sáng. Tới nơi du khách di chuyển đi chiêm bái, tham quan, check in ở các địa điểm tại chùa Địa Tạng.
Trưa: Tham quan xong du khách di chuyển tới nhà hàng gần chùa Địa Tạng để dùng cơm chưa, thưởng thức các đặc sản tại Hà Nam.
Chiều: Du khách di chuyển về Ninh Bình nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi chuẩn bị cho bữa tối.
Tối: Du khách dùng bữa tối tại khách sạn, sau khi dùng bữa tối du khách tự do khám phá thành phố Ninh Bình về đêm.
22h00: Du khách di chuyển về nghỉ đêm tại khách sạn nghỉ đêm.
Ngày 2: Ninh Bình – Hang Múa – Hà Nội
Sáng: Du khách dậy sớm ăn sáng rồi tập trung di chuyển tới tham quan Hang Múa, một địa điểm check in cực chill tại Ninh Bình. Du khách tự do tham quan chinh phục Hang Múa với 2 đỉnh núi cao chót vót.
Trưa: Sau khi du khách tham quan xong du khách di chuyển về khách sạn dùng cơm trưa và thu dọn đồ đạc, chuẩn bị check out.
Chiều: Du khách lên xe di chuyển về Hà Nội, trên đường đi xe dừng nghỉ cho du khách nghỉ ngơi mua quà lưu niệm cho người thân của mình.
16h30: Xe về đến Hà Nội, kết thúc chuyến hành trình du lịch Địa Tạng Phi Lai Tự 2 ngày 1 đêm.
6, Một số những lưu ý khi đi du lịch Địa Tạng Phi Lai Tự 2 ngày 1 đêm
Để có một chuyến đi thật chu toàn khi đi du lịch Địa Tạng Phi Lai Tự 2 ngày 1 đêm thì du khách cần lưu ý một số những điều như:
+ Chùa Địa Tạng rất thanh tịnh nên du khách không được cười đùa mất trật tự khi tới đây để tránh gây ảnh hưởng đến các du khách khác.
+ Nếu tới chùa Địa Tạng vào dịp đầu Xuân thì du khách hãy chuẩn bị mũ nón, ô dù, áo mưa để tránh khỏi những cơn mưa Xuân đầu năm.
+ Nhất định nếu du khách đảm sức khỏe thì du khách đừng bỏ qua việc chinh phục Tháp Phổ Đồng nhé. Vì nơi đây chính là nơi cao nhất tại chùa Địa Tạng, đứng từ trên đỉnh sẽ nhìn thấy toàn bộ khuôn viên chùa Địa Tạng.
+ Mặc quần áo trang trọng lịch sự khi tới chùa Địa Tạng để tỏ lòng thành kính với chư phật.
+ Du khách hãy đem theo sạc dự phòng để có thể thoải mái để săn những bức ảnh cực đẹp tài chùa Địa Tạng mà không lo hết Pin.
Phía trên là toàn bộ những thông tin, kinh nghiệm về chùa Địa Tạng mà chúng tôi cập nhật từ dulich.pro.vn/chua-dia-tang-phi-lai-tu muốn gửi tặng tới các du khách. Hy vọng rằng với những kinh nghiệm chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích được cho những du khách cho chuyến đi du lịch chùa Địa Tạng Phi Lai Tự sắp tới nhé!